Tìm hiểu về các thành phần có trong kem chống nắng và cách chọn kem chống nắng sao cho đúng

Một trong những dòng sản phẩm chăm sóc da không thể thiếu đối với bất cứ ai chính là kem chống nắng. Tuy nhiên để lựa chọn được kem chống nắng phù hợp với mỗi làn da không phải điều dễ dàng. Bạn cần biết được bản thân đang thuộc loại da nào. Từ đó mới đi tìm hiểu về các thành phần có trong kem chống nắng để lựa chọn được dòng sản phẩm thích hợp nhất.

Bài viết này dành cho những bất cứ ai đang trong quá trình tìm hiểu và lựa chọn kem chống nắng. Nếu bạn chưa biết da mình thuộc loại nào. Cũng như chưa hiểu hết về các thành phần có trong kem chống nắng. Hãy bắt đầu tìm hiểu ngay sau đây nhé! GATINO.VN sẽ giúp bạn phân biệt rõ các loại da và hướng dẫn bạn cách chọn kem chống nắng phù hợp cho từng loại da.

1. Tác dụng của kem chống nắng

Thoa kem chống nắng là việc vô cùng quan trọng trong quá trình bảo vệ và chăm sóc làn da. Chúng có thể mang lại rất nhiều tác dụng/lợi ích cho làn da của bạn. Bao gồm:

  • Ngăn ngừa bức xạ UV: Kem chống nắng có tác dụng giảm thiểu tối đa mức độ tổn thương cho da. Giúp ngăn ngừa bức xạ UV xâm nhập vào làn da. Từ đó làm giảm nguy cơ bị các bệnh về da như ung thư da,…
  • Tránh lão hóa sớm: Phần lớn các loại kem chống nắng hiện nay đều có chứa một số thành phần giúp bảo vệ da khỏi quá trình lão hóa và ngăn ngừa các nếp nhăn.
  • Làm giảm nguy cơ cháy nắng: Kem chống nắng có thể làm cho làn da tránh khỏi tình trạng đen sạm, cháy nắng, giảm nguy cơ mắc các khối u ác tính trên da. Đồng thời ngăn chặn các vết thâm, mụn, nám, tàn nhang…
  • Tăng cường sức khỏe da: Thoa kem chống nắng sẽ giúp bảo vệ các protein cần thiết cho da như collagen, keratin và elastin. Đây là những thành phần quan trọng trong quá trình giữ cho làn da mịn màng và khỏe mạnh.
  • Sử dụng thay thế kem lót: Kem chống nắng đôi khi có thể trở thành lớp kem lót 2 trong 1. Vừa giúp bảo vệ da tránh khỏi tác động của tia cực tím vừa là lớp lót mịn màng trước các lớp trang điểm tiếp theo.

2. Kem chống nắng chứa gì?

Kem chống nắng chứa gì?
Kem chống nắng chứa gì?

2.1. Công thức kem chống nắng

Vấn đề hiểu được bảng thành phần của kem chống nắng là 1 việc khá khó, để điều chế được công thức của kem chống nắng lại càng khó hơn gấp bội lần.

Đa phần các loại kem chống nắng là sẽ có công thức dầu trong nước (oil in water – o/w) hoặc nước trong nhũ tương dầu (water in oil – w/o). Để có một thành phẩm kem chống nắng hoàn chỉnh như các bạn cầm trên tay, trong công thức kem chống nắng có vô vàn các thành phần vừa mang tính ưa nước hoặc ưa dầu. Vì vậy chúng cần phải nhũ hóa chung thành 1 phần.

2.2. Chất bảo quản trong kem chống nắng

Bất cứ loại kem chống nắng nào cũng không thể thiếu các chất bảo quản. Đây là thực tế. Vì nếu bất kỳ công thức nào không chứa chất bảo quản thì sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tấn công, thông thường các chất bảo quản sẽ là: Ethanol, Phenoxyethanol, hoặc Caprylyl Glycol,… Những chất này sẽ tấn công các vi khuẩn khiến cho chúng không thể sống được trong sản phẩm. Ngoài ra các chất bảo quản này cũng cần phải có khả năng tự phân hủy sinh học thì mới an toàn với môi trường.

2.3. Các thành phần tạo màng lọc chống nắng

Hiên nay, kem chống nắng thường được chia làm 2 loại là: Kem chống nắng vật lý & Kem chống nắng hóa học. Hay còn gọi lài là kem chống nắng vô cơ và hữu cơ. Sự khác biệt chính là nằm ở các thành phần cấu tạo nên màng lọc chống nắng. Sau đây là các thành phần tạo màng lọc đang được sử dụng phổ biến trong kem chống nắng.

Tên khácLoại phổĐộ bền dưới ánh sángNồng độ tối đaLưu ý
INCITên thương mạiPhổ hấp thụĐỉnh hấp thụ
Bis-Ethylhexyloxyphenol Methoxyphenyl TriazineTinosorb SPhổ rộng & UVA | (340 – 400nm)310 nm – 340 nmBền10% (AU)
10% (EU)
5% (JP)
Đây được xem là màng lọc tối ưu nhất hiện nay vì chống được cả UVB & UVA (phổ rộng) với khả năng hấp thụ khá cao. Ngoài ra nó còn được dùng để bảo vệ các màng lọc dễ bị thoái biến khác như Avobenzone, Octinoxate
Bis-Ethylhexyloxyphenol Methoxyphenyl Triazine (and) Polymethyl Methacrylate (PMMA)Tinosorb S Aqua
Methylene bis-benzotriazolyl tetramethylbutyl- phenolTinosorb M Bisoctrizole Parsol Max Eversorb M Milestab 360Phổ rộng & UVA | (340+305 nm
360 nm
Bền10% (AU)
10% (EU)
10% (JP)
  • Được tồn tại dưới dạng huyền phù, màng lọc này thường được ở trong formula pha nước của nhũ tương trong trạng thái phân tán
  • Ngoài ra, Bisoctrizole được xem là mảng lọc kem chống nắng lai giữa hóa học và vật lý vì có khả năng hấp thụ và tán xạ.
  • Tùy thuộc vào kích thước mà màng lọc sẽ được hoạt động khác nhau, chẳng hạn ở kích thước hạt ở 160nm thì sẽ có 85% UV hấp thụ, 10-15% bị phân tán và phần còn lại bị phản xạ.
  • Mặc dù có chứa nhiều gốc phenolic nhưng tuyệt nhiên màng lọc này không tương tác với các thụ thể nội tiết gây biến đổi trong cơ thể
  • Khi được kết hợp chung với Avobenzone thì nó có thể tăng độ ổn định, chống thoái biến và đồng thời tăng khả năng bảo vệ UVA hơn.
Terephthalylidene dicamphor sulfonic acidMmexoryl SX345 nmBền10% (AU)
10% (EU)
10% (JP)
Được tập đoàn L’Oreal đọc quyền năm 1982, chấp thuận ở EU năm 1991, FDA năm 2006. Chỉ có thể hấp thụ được UVA, nhưng có vẻ yếu hơn so với Avobenzone
Benzophenone-3Oxybenzone Uvinul M40 Milestab 9 Eusolex 4360 Escalol 567UVB (290 – 320 nm) & UVA II (320 – 340 nm)285 nm
325 nm
(khả nắng hấp thụ yếu)
Bền (giúp ổn định các màng lọc khác10% (AU)
10% (EU)
5% (JP)
6% (US)
  • Được điều chế bằng 1 phản ứng phổ biến đó là Friedel-Crafts với 2 tác chát là benzoyl chloride + 3-methoxyphenol
  • Đa số thành phần này được sử dụng trong các thuốc xịt tóc, dầu gội nhằm hạn chế khả năng tổn thương da ánh nắng gây ra. Tuy nhiên vì nó có thể gây dị ứng ở 1 số đối tượng nhất định nên hiện nay cũng có nhiều tranh cãi, chưa kể để Oxybenzone có thể thâm nhập vào da và có thể tìm thấy ở đường nước tiểu với 1 lượng 96.8% so với nồng độ ban đầu. Nói chung là cái filter này nó không gây ảnh hưởng sinh học gì nhưng may be sẽ làm kích ứng ở 1 số da không hạp và vẫn được chấp thuận ở nhiều nước
Ethylhexyl methoxycin- namateOctinoxate Eusolex 2292 Uvinul MC 80 Tinosorb OMC308 nmKhông bền10% (AU)
10% (EU)
20% (JP)
7.5% (US)
  • Hình thành giữa 2 tác chất đó là methoxycinnamic acid và 2-ethylhexanol thường xuất hiện trong các sản phẩm dưỡng môi và kem chống nắng là tồn tại ở dạng chất lỏng tan trong dầu Octinoxate dễ nhạy cảm với ánh nắng khiến cho nó dễ bị thoái biến, đồng thời cũng gây độc hại đối với tế bào keratinocyte
  • Hiện giờ có thể khắc phục điều này bằng cách bọc nano lipid rắn (solid lipid nanoparticles) giúp hạn chế khả năng gây độc cho tế bào, đồng thời các hạt lipid này cũng có khả năng tán xạ (scatter) tia UV
Titanium dioxideTitanium dioxide
Eusolex T2000
UVB & UVA nhưng khả năng hấp thụ đều thấpBền25% (AU)
25% (EU)
25% (JP)
25% (US)
  • TiO2 bình thường sẽ có ở các dạng hạt micro, với kích thước micro này thì TiO2 sẽ có chiết suất quang học khá cao (n=4), chính vì vậy nó sẽ cản quang và mắt chúng ta sẽ thấy màu trắng, nó có thể được dùng trong kcn để che khuyết điểm (pigment) khi được kết hợp với Fe2O3 (lý do những bản có màu – tinted – lại có màu là nhờ Fe2O3 đó mn), mà nhờ sự có mặt của Fe2O3 sẽ mang lại khả năng bảo vệ sang phố ánh sáng thấy được (visible light)
  • Đế tối ưu hóa làm màng lọc kcn, chúng cần phải được đập về dạng nano với kích thước hạt chỉ còn <100nm, nếu ai học vật lý đại cương sẽ biết rằng các hạt càng nhỏ thì khả năng tán xạ ánh sáng càng tốt và phố của TiO2 sẽ được trải đều từ UVB đến UVA2, nhưng đôi khi ở dạng nano này nếu điều chế không đúng cách thì chúng sẽ bị kết tụ lại trở về 1 khối có kích thước lớn hơn, nên cần phải điều chế TiO2 sao cho ở dạng phân tán trong hệ nhũ tương thật đều
Zinc oxideZnOBền25% (AU)
25% (JP)
25% (USA)
  • Tương tự với TiO2, ZnO cũng có chiết suất quang cũng cao (n=2.0), nhưng không cao bằng TiO2 cho nên không gây vệt trắng nhiều, ở dạng nano thì sẽ chống được dải phố rộng hơn, đồng thời cũng boost 1 lượng
  • Tuy nhiên vào thời gian trước đây, ít ai biết được rằng ZnO & TiO2 đều gây hại tới DNA vì khả năng xúc tác quang hóa (trong hóa vô cơ được sử dụng nhằm xúc tác các phản ứng khác), điều này sẽ gây ra các gốc tự do oxy (ROS). Đến khoảng thời gian sau này thì đã khắc phục được điều đó bằng cách bọc lipid nano rắn, bọc nano, bọc polyme dạng nano.
  • Có 3 nghiên cứu ở trường mình đó là thấy mình đã kẹp chung ZnO thêm nhôm (Al), sắt (Fe), đồng (Cu) nhằm pha tạp mạng tinh thể nhưng vẫn duy trì được SPF mà không giảm nhe, mình sẽ để ở đây cho những bạn nào cần.

2.4. Các thành phần khác có trong kem chống nắng

Trong các công thức kem chống nắng hiện nay thường sẽ được thêm vào các loại vitamin A, E, hoặc các chất chống oxy hóa mạnh như chiết xuất trà xanh, resveratrol. Đây đều là những hoạt chất nhằm tăng cường bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời. Chúng hoạt động như 1 chất hấp thụ tia UV và có khả năng dọn dẹp những gốc tự do để tránh gây tổn hại DNA. Ở các loại kem chống nắng của Hàn Quốc sử dụng phần nhiều các loại chống oxy hóa nhằm có thể ăn gian thêm chỉ số SPF.

3. Các loại kem chống nắng và thành phần chi tiết

Để tìm được một sản phẩm kem chống nắng phù hợp giúp bảo vệ làn da của bạn một cách hiệu quả nhất. Thì việc tìm hiểu về các thành phần cấu tạo của kem chống nắng là cần thiết. Đặc biệt là đối với những bạn da nhạy cảm và da dầu mụn.

Ngoài việc chú ý đến chỉ số kem chống nắng thì thành phần của kem chống nắng chính là những gì bạn cần quan tâm nhiều hơn. Về cơ bản mỗi loại kem chống nắng khác nhau sẽ được bổ sung những thành phần khác nhau. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách đọc bảng thành phần trong kem chống nắng để lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất. Dưới đây, Gatino.VN sẽ chỉ ra cho bạn các thành phần thường bắt gặp nhất của kem chống nắng.

Nếu bạn thực sự đang quan tâm tới làn da của mình, thì đừng bỏ lỡ những kiến thức cơ bản này nhé! Hiểu được các thành phần có trong kem chống nắng sẽ giúp bạn dễ dàng chọn cho mình sản phẩm kem chống nắng tốt nhất và phù hợp nhất.

3.1. Kem chống nắng vật lý và các thành phần chính

– Kem chống nắng vật lý là gì?

Kem chống nắng vật lý là loại kem chống nắng vô cơ. Chúng thường được nhận diện bằng chữ Sunblock trên bao bì. Kem chống nắng vật lý sẽ tạo ra một lớp màng chắn bảo vệ da trong thời gian dài. Và có tách dụng ngay sau khi bôi lên da. Từ đó giúp ngăn chặn, tán xạ và phản xạ tia UV, khiến chúng không thể đi xuyên qua da.

Đặc trưng của kem chống nắng vật lý là ít gây kích ứng cho da. Vì vậy chúng rất phù hợp với các bạn có làn da nhạy cảm hay da dễ bị kích ứng (nóng, đỏ, rát) khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Vậy các thành phần có trong kem chống nắng vật lý là gì?

– Các thành phần chính của kem chống nắng vật lý

Kem chống nắng vật lý thường bao gồm các thành phần chính là titanium dioxide, zinc oxide. Trong đó:

  • Titanium dioxide là một hoạt chất có khả năng chống nắng hiệu quả. Có thể chống lại cả 2 tia UVA và UVB để bảo vệ da trong nhiều giờ liền. Nó tạo nên một lớp kem màu trắng trên da. Lớp kem này có khả năng phản xạ lại các tia UV, ngăn cản không cho tia UV xuyên đến da làm đen da, sạm da.
  • Zinc oxide là hoạt chất phản xạ chống lại cả 2 tia UVA, UVB với bước sóng cao. Nó được FDA cho phép bổ sung vào kem chống nắng và được dùng với nồng độ lên đến 25%. Nó tạo ra tấm màng chắn ngăn các yếu tố xấu tiếp xúc với da. Giúp bảo vệ làn da trong nhiều giờ đồng hồ. Thậm chí có thể giúp bảo vệ da khỏi tia UVA tốt hơn cả Titanium Dioxide. Do đó, Zinc Oxide được gọi là 1 rào cản vật lý. Nó hoàn toàn không có nguy cơ gây mẫn cảm cho da. Vì vậy rất an toàn đối với làn da nhạy cảm.
Thành phần kem chống nắng vật lý
Thành phần kem chống nắng vật lý

– Các thành phần khác của kem chống nắng vật lý

Ngoài 2 thành phần chính có khả năng chống nắng là titanium dioxide, zinc oxide. Trong thành phần các loại kem chống nắng vật lý sẽ có thêm các thành phần khác như cyclopentasiloxane, dimethicone và một số tinh chất dưỡng da khác. Nhưng nếu bạn là một người nghiện chăm sóc da thì đừng bỏ lỡ một số hoạt chống chăm sóc da như Vitamin C và Lutein nhé!

  • Vitamin C kết hợp với các thành phần có trong kem chống nắng vật lý sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp. Giúp chống nắng tốt nhất, tái tạo da từ bên trong để làn da trở nên căng sáng, săn mịn rạng rỡ, tràn đầy năng lượng. Đồng thời Vitamin C cũng là hoạt chất giúp phục hồi tế bào thương tổn nhanh chóng và tăng cường sản sinh collagen cho da. Giúp chống lại quá trình lão hóa và duy trì vẻ ngoài tươi trẻ cho da.
  • Lutein là một hoạt chất chống oxi hóa mạnh, có khả năng phá hủy các gốc tự do gây hại trong tế bào. Tư đó giúp bảo vệ da khỏe mạnh hơn từ bên trong.

Tóm lại, nếu các bạn đang cần tìm một sản phẩm kem chống nắng vật lý tốt nhất. Thì ngoài các thành phần chính đáng chú ý như titanium dioxide, zinc oxide. Hãy quan tâm thêm các thành phần dưỡng da như Vitamin C và Lutein. Chúng sẽ giúp bạn vừa bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời, vừa chăm sóc da một cách hiệu quả nhất.

– Gợi ý một số sản phẩm kem chống nắng vật lý

Một số loại kem chống nắng vật lý được khuyên dùng hiện nay gồm có:

  • The SAEM Eco Earth Power Pink Sun Cream SPF 50+ PA++++ (Giá tham khảo: 150.000 đồng/50g, kiềm dầu rất tốt)
  • Anessa Perfect UV Sunscreen Skincare Milk SPF 50+ PA++++ (Giá tham khảo: 560.000 đồng/ 60ml)
  • SkinCeuticals Physical Fusion UV Defense SPF 50 (Giá tham khảo: 945.000 đồng/50ml)
  • Cell Fusion C Laser Sunscreen 100 SPF 50+/PA+++ (Giá tham khảo: 750.000 đồng/50ml)
  • Dermalogica Super Sensitive Shield SPF 30 (Giá tham khảo: 1.500.000 đồng/50ml)

3.2. Các thành phần của kem chống nắng hóa học

– Kem chống nắng hóa học là gì?

Kem chống nắng hoá học là loại kem chống nắng hữu cơ được điều chế từ những thành phần hóa học. Thay vì phản xạ lại tia UV, ngăn không cho tia UV xuyên qua da như kem chống nắng vật lý. Thì kem chống nắng hóa học sẽ hấp thụ và thẩm thấu các tia UV. Từ đó chuyển hóa chúng thành những bước sóng năng lượng thấp, an toàn và không gây ảnh hưởng đến da như các tia hồng ngoại. Trên bao bì, kem chống nắng hóa học thường được nhận diện bằng chữ Sunscreen.

Đặc trưng của kem chống nắng hóa học là có kết cấu mỏng, nhẹ, không mùi, tiệp màu da và được đánh giá cao hơn kem chống nắng vật lý về khả năng chống lại tia UV.

– Các thành phần chính của kem chống nắng hóa học

Kem chống nắng hóa học thường chứa các thành phần là Avobenzoneoxybenzone.

  • Avobenzone là một hợp chất có khả năng chống nắng phổ rộng. Chúng hấp thụ toàn bộ quang phổ của tia UVA – tia cực tím gây lão hóa rồi chuyển đổi sang bức xạ hồng ngoại ít gây hại. Về bản chất, Avobenzone sẽ mất ổn định khi tiếp xúc với ánh sáng. Để chống lại điều này, avobenzone thường được kết hợp với các thành phần khác. Chẳng hạn như mexoryl. Bản thân avobenzone sẽ mất đi 50 đến 90% khả năng lọc của nó trong vòng một giờ tiếp xúc với ánh sáng. Đây là lý do vì sao dùng kem chống nắng hóa học bạn cần thường xuyên thoa lại kem chống nắng.
  • Oxybenzone hay còn được gọi là Benzophenone-3. Nó có khả năng bảo vệ da khỏi tia UVB và một số tia UVA. Cụ thể là tia UVA ngắn. Kem chống nắng có chứa oxybenzone có tác dụng chống nắng và ngăn ngừa bỏng tốt. Tuy nhiên, nếu da bạn là loại da nhạy cảm thì nên thận trọng với sản phẩm này bởi vì có thể gây ra kích ứng da.
thành phần chính của kem chống nắng hóa học
thành phần chính của kem chống nắng hóa học

– Các thành phần khác có trong kem chống nắng hóa học

  • Octinoxate là một chất hấp thụ tia UVB phổ biến và mạnh, có nghĩa là nó có hiệu quả trong việc ngăn ngừa tác hại của ánh nắng mặt trời. Khi octinoxate kết hợp với avobenzone, chúng có thể cung cấp khả năng bảo vệ phổ rộng tuyệt vời chống lại bỏng và lão hóa.
  • Mexoryl SX là một bộ lọc tia cực tím được sử dụng trong kem chống nắng và kem dưỡng da trên toàn cầu. Nó có khả năng ngăn chặn tia UVA1, là tia sóng dài thúc đẩy quá trình lão hóa da. Đây là một chất hấp thụ tia UV hiệu quả và lý tưởng để ngăn ngừa tác hại của ánh nắng mặt trời. Khi kết hợp với avobenzone thì khả năng bảo vệ khỏi tia UVA của cả hai thành phần là nâng cao tính hiệu quả và ổn định.
  • Tinosorb S và M là một trong những thành phần kem chống nắng phổ biến ở châu Âu. Tinosorb S có thể bảo vệ làn da khỏi tia UVA và UVB. Kem chống nắng chứa Tinosorb giúp sản phẩm không gây màng trắng trên da. Đồng thời giúp sản phẩm bền vững và giảm bớt đi nỗi lo phải bôi kem lại liên tục. *** Một số sản phẩm chống nắng chứa Tinosorb sẽ được nhà sản xuất ghi rõ trên bao bì. Hoặc nếu không, bạn có thể tìm đọc bảng thành phần đi kèm với sản phẩm các chất được liệt kê dưới tên khoa học Bis-ethylhexyloxyphenol methoxyphenyl triazine cho Tinosorb S và Methylene bis-benzotriazolyl tetramethylbutylphenol cho Tinosorb M.

Xem thêm: So sánh kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học

– Gợi ý một số sản phẩm kem chống nắng hóa học tốt nhất

  • Sunplay Skin Aqua Silky White Gel SPF50 và PA++++ (Giá tham khảo: 136.000 đồng/70g)
  • Biore UV Aqua Rich Watery Gel SPF50 và PA++++ (Giá tham khảo: 230.000 đồng/50g)
  • Biore UV Perfect Spray SPF50 và PA++++ (Giá tham khảo: 175.000 đồng/75ml)
  • Anessa Perfect UV Spray Sunscreen SPF50 và PA++++ (Giá tham khảo: 435.000 đồng/60g)
  • La Roche-Posay Anthelios XL Fluid Ultra-Light SPF50+(Giá tham khảo: 350.000 đồng/50ml)
  • Innisfree Aqua UV Protection Cream Water Drop SPF50 và PA++++ (Giá tham khảo: 250.000 đồng/50ml)
  • Vichy Ideal Soleil Ultra-melting Milk-Gel SPF50 (Giá tham khảo: 315.000 đồng/30ml)

4. Cách lựa chọn kem chống nắng thích hợp cho mọi loại da

4.1. Đầu tiên bạn cần xác định loại da của mình là gì

Xác định loại da của bản thân là vấn đề rất quan trọng trong quá trình chăm sóc da. Bởi vì nếu không biết da mình thuộc loại nào thì dù có chăm sóc kỹ lưỡng đến đâu cũng không khiến da bạn tốt lên. Ngược lại có thể khiến tình trạng da trở lên tồi tệ hơn. Vì vậy, trước tiên hãy kiểm tra xem mình thuộc loại da nào nhé!

Các bạn có thể đánh giá sơ bộ làn da của mình một cách nhanh chóng thông qua bảng tóm tắt ngắn gọn sau đây:

LOẠI DADẤU HIỆU NHẬN BIẾT
Da dầuNửa ngày sau khi rửa mặt da nhiều dầu, đổ bóng
Da hỗn hợpDa có chỗ bị khô, có chỗ bị nhờn (nhất là vùng chữ T)
Da khôDa khô, có vảy trắng mỏng, hơi căng
Da thườngDa không bị khô hay bị dầu, đôi khi hơi nhạy cảm
Da nhạy cảmDa dễ bị kích ứng, ngứa, nổi mận đỏ, rát…do yếu tố môi trường hoặc mỹ phẩm
Da mụn hoặc dễ nổi mụnDa có mụn (thường xuyên); da bị mụn nặng vừa phải
Da lão hóaDa có vết chân chim, nếp nhăn quanh miệng, mắt hay má
Da bị chàm (eczema)Một vài chỗ bị khô, đỏ, nổi vảy, sưng, ngứa, rát v.v…
Da bị cháy nắngDa không đều màu chỗ sáng chỗ tối hoặc có lằn ranh rõ ràng
Da bị bệnh đỏ cà chua (rosacea)Da ửng đỏ, lấm tấm đỏ (nhưng không phải mụn) gân máu đỏ li ti dưới da
Trong số đó, có 5 loại da thường gặp nhất là da khô, da thường, da hỗn hợp, da dầu, da nhạy cảm. Hãy hiểu rõ là da của mình trước bất kỳ sự lựa chọn mỹ phẩm chăm sóc da nào nhé!
5 loại da thường gặp
5 loại da thường gặp

4.2. Cách lựa chọn kem chống nắng cho da khô

Da khô cũng là một bất lợi đối với chị em phụ nữ khi lựa chọn kem chống nắng hoá học phù hợp với mình. Dưới đây là những tiêu chí cơ bản để lựa chọn cho mình một em phù hợp.

  • Ưu tiên lựa chọn kem chống nắng có phổ rộng, chỉ số chống nắng trên 30
  • Vitamin E: giúp chống lại lão hóa, ngăn ngừa nếp nhăn của da.
  • Alkyl Benzoate: giúp cho làn da thông thoáng hơn không bị bít nhờn và không để lại các vệt trắng trên da.
  • Nước khoáng: giúp cho làn da tái tạo và nuôi dưỡng cũng như phục hồi da trước những tác nhân gây hại từ tia UVA và UVB.
  • Glycerin: giúp dưỡng ẩm, ngăn ngừa các tình trạng thiếu nước.

4.3. Cách lựa chọn kem chống nắng cho da thường

  • Da thường là loại da ít gặp những vấn đề về da nhất cũng như dễ dàng trong việc lựa chọn kem chống nắng, chỉ cần đáp ứng các tiêu chí như:
  • Lựa chọn kem chống nắng có quang phổ rộng và chỉ số chống nắng phù hợp với điều kiện môi trường.
  • Lựa chọn những sản phẩm phù hợp với da và uy tín về thương hiệu.
  • Hạn chế lựa chọn các sản phẩm có chứa thành phần cồn, hương liệu.

4.4. Cách lựa chọn kem chống nắng cho da hỗn hợp

  • Sản phẩm không chứa hương liệu, cồn và paba, những chất này dễ gây kích ứng da
  • Không chứa Oil free: hạn chế tình trạng nhờn rít
  • Lựa chọn những thành phần tự nhiên dịu nhẹ
  • Lựa chọn một số thành phần như: Titanium dioxide, niacinamide, adenosine, vitamin E..
  • Ưu tiên lựa chọn kem chống nắng có phổ rộng, chỉ số SPF trên 30

4.5. Cách lựa chọn kem chống nắng cho da dầu

Với những người có làn da dầu rất khó khăn để chọn một sản phẩm chống nắng phù hợp, đặc biệt là kem chống nắng hóa học. Dưới đây là những tiêu chí để lựa kem chống nắng dành cho da mụn.

  • Sản phẩm không chứa hương liệu, cồn và paba, những chất này dễ gây kích ứng da
  • Không chứa Oil free: hạn chế tình trạng nhờn rít
  • Ưu tiên chọn Vitamin B3: có khả năng làm mờ các khuyết điểm như sạm, nám
  • Salicylic Acid: tác dụng làm sạch da và điều trị mụn đầu đen, ẩn.
  • Air Licium: khắc tình trạng mụn thừa.

4.6. Cách lựa chọn kem chống nắng cho da nhạy cảm

  •  Khi lựa chọn kem chống nắng cho da nhạy cảm cũng phải lựa chọn sản phẩm có chỉ số SPF từ 30 trở lên.
  • Tránh xa những sản phẩm có thành phần cồn, hương liệu và paraben.
  • Lựa chọn những thành phần tự nhiên dịu nhẹ
  • Lựa chọn một số thành phần như: Titanium dioxide, niacinamide, adenosine, vitamin E..

5. Tổng kết

Trên đây là tổng hợp những thông tin quan trọng và cần thiết giúp bạn lựa chọn được loại kem chống nắng phù hợp nhất cho làn da của mình. Một lần nữa xin khuyến cáo, kem chống nắng rất quan trọng đối với việc bảo vệ da. Giúp da tránh khỏi các nguy cơ gậy hại bởi ánh nắng mặt trời. Vì vậy, đừng bỏ qua việc sử dụng kem chống nắng hàng ngày trước khi ra khỏi nhà nhé.

Vậy nhưng, lựa chọn kem chống nắng không thể chọn bừa bãi. Vì nó có thể không phù hợp để dành cho làn da của bạn. Hãy bớt chút thời gian để xác định về làn da của bản thân. Sau đó tìm hiểu nhiều hơn về các thành phần của kem chống nắng trước khi đưa ra quyết định chọn mua nhé!

Cuối cùng, xin chúc các bạn lựa chọn được loại kem chống nắng phù hợp nhất cho làn da của mình!

Trả lời

Chat Zalo
Chat Facebook
Gọi 0369.881.820