So sánh kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học

So sánh kem chống nắng vật lý và hóa học để biết được bạn phù hợp với loại kem chống nắng nào. Mỗi loại kem chống nắng sẽ có những ưu điểm và nhược điểm. Điều quan trọng là bạn cần biết cách lựa chọn loại sản phẩm phù hợp với tình trạng làn da của mình. Nếu bạn chưa biết giữa kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học khác nhau ở chỗ nào. Thì hãy So sánh kem chống nắng vật lý và hóa học nhé!

so-sanh-kem-chong-nang-vat-ly-va-kem-chong-nang-hoa-hoc
So sánh kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học

1. So sánh kem chống nắng vật lý và hóa học

Cách tốt nhất để bảo vệ làn da một cách toàn diện là sử dụng kem chống nắng. Trên thị trường hiện nay có 2 loại kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học. Hãy cùng xem sự khác nhau giữa hai loại kem chống nắng này nhé!

Kem chống nắng vật lýKem chống nắng hóa học
Thành phầnThường gồm các thành phần titanium dioxide và zinc oxideGồm các chất hữu cơ như sau: avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone,…
Cơ chế tác dụngHoạt động như một màng lọc hóa học, bảo vệ da khỏi tia UV bằng cách hấp thu, xử lý và phân huỷ các tia này trước khi chúng có thể làm tổn hại đến da
Tên gọiSunblockSuncreen
Ưu điểm-Tác dụng ngay sau khi thoa lên da mà không cần đợi một khoảng thời như kem chống nắng hóa học
– Ít gây kích ứng cho da, phù hợp với những người có làn da nhạy cảm và cả da em bé.
-Tạo thành lớp chống nắng bền vững trong thời gian dài
-Kem chống nắng hóa học có kết cấu mỏng, nhẹ, ít nhờn rít, ít gây bít tắc lỗ chân lông
– Không để lại vệt trắng bệt trên da, dễ thấm vào da và không làm da bị bóng dầu
– Lượng kem phải sử dụng ít hơn so với kem chống nắng vật lý
– Có nhiều loại với các chỉ số SPF khác nhau và có cả loại có khả năng kháng nước, phù hợp với nhu cầu đa dạng của khách hàng
– Dễ tiệp màu da và cũng có thể sử dụng để thay để kem lót trang điểm.
Nhược điểm-Chất kem dày, đặc nên dễ gây bí da, bít tắc lỗ chân lông dẫn tới mụn, da đổ dầu gây tối và sạm màu da.
– Kem chống nắng dễ bị trôi nếu da tiết nhiều mồ hôi. Do đó, khi phải hoạt động ngoài trời nhiều hoặc phải tiếp xúc với nước, kem chống nắng vật lý sẽ không phù hợp.
– Thường tạo một lớp màu trắng trên da, không tiệp màu da.
– Khó tiệp màu với lớp nền trang điểm
-Các thành phần hóa học có thể gây kích ứng da, đặc biệt với người có làn da nhạy cảm
– Kém bền vững do đó sau 2 tiếng phải bôi lại
– Sau khi bôi phải chờ 15-20 phút để kem ngấm vào da và có tác dụng trước khi ra nắng
– Da dầu sử dụng kem chống nắng hóa học dễ bị nổi mụn

2. Nên lựa chọn kem chống nắng vật lý hay kem chống nắng hóa học

Trước đây, mọi người vẫn thường dựa vào tên gọi để phân biệt kem chống nắng vật lý và hóa học. Tuy nhiên hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều loại kem chống nắng với các tên gọi khác như: sunmilk, suncream, sungel,…Do đó, cách tốt nhất để phân biệt 2 loại kem này là dựa vào thành phần của kem.

Kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp cho các đối tượng khác nhau. Vậy để chọn được loại kem chống nắng phù hợp, trước hết bạn phải hiểu về làn da và nhu cầu của chính mình.

Nếu bạn sở hữu làn da nhạy cảm, dễ bị kích ứng hay đang mắc hội chứng Rosacea (hội chứng đỏ mặt). Thì kem chống nắng vật lý với các thành phần lành tính sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho bạn. Ngoài ra, kem chống nắng vật lý cũng phù hợp với các nàng có làn da khô, da thường.

Kem chống nắng hóa học có kết cấu mỏng nhẹ, thấm nhanh và dễ tiệp màu da là lựa chọn phù hợp với các bạn có làn da dầu hoặc bạn muốn lớp kem chống nắng đồng thời trở thành một lớp nền trang điểm nhẹ nhàng.

so-sanh-kem-chong-nang-vat-ly-va-hoa-hoc
So sánh ưu điểm kem chống nắng vật lý và hóa học

3. Một số sản phẩm kem chống nắng vật lý và hóa học tốt nhất hiện nay

3.1. Kem chống nắng vật lý

  • Avene Very High Protection Emulsion SPF 50+ (Giá tham khảo: 340.000 VNĐ/tuýp 50 ml)
  • Anessa Perfect UV Sunscreen Skincare Milk (Giá tham khảo: 482.000 VNĐ/60ml)
  • Cell Fusion C Laser Sunscreen 100 SPF 50+/PA+++ (Giá tham khảo: 700.000 VNĐ/ 50ml)
  • Paula’s Choice Extra Care Non Greasy Sunscreen (Giá tham khảo 599.000vnđ/148ml)
  • Innisfree Perfect UV Protection Cream Long Lasting for Dry Skin (Giá tham khảo 260.000 – 300.000vnđ)
  • The SAEM Eco Earth Power Pink Sun Cream (Giá tham khảo: 150.000 đồng /sản phẩm)
  • Cell Fusion C Laser Sunscreen 100 (Giá tham khảo: 430.000 đồng /sản phẩm)
  • Avene Very High Protection Emulsion (Giá tham khảo: 315.000 đồng /sản phẩm)
  • La Roche Posay Anthelios Xl Fluid Ultra-light (Giá tham khảo: 420.000 đồng /sản phẩm)
  • Neutrogena Sheer Zinc Dry-Touch Broad Spectrum (Giá tham khảo: 230.000 đồng/sản phẩm)
  • Bioderma Photoderm Max Crème (Giá tham khảo: 275.000 đồng/sản phẩm)
  • SkinCeuticals Physical Fusion UV Defense (Giá tham khảo: 945.000 đồng/sản phẩm).

XEM NGAY: Kem chống nắng vật lý là gì? Phù hợp với những loại da nào?

3.2. Kem chống nắng hóa học

  • Sunplay Skin Aqua Silky White Gel (Giá tham khảo: 136,000 đồng/chai 70g)
  • Biore UV Aqua Rich Watery Gel (Giá thành: Khoảng 225,000 – 230,000 đồng/chai 50g)
  • Biore UV Perfect Spray (Giá thành: Khoảng 131,000 – 175,000 đồng/chai 75ml)
  • Biore UV Aqua Rich BB Essence (Giá thành: Khoảng 240,000 – 280,000 đồng/chai 50ml)
  • Anessa Perfect UV Spray Sunscreen (Giá thành: Khoảng 309,000 – 435,000 đồng/chai 60g)
  • La Roche-Posay Anthelios XL Fluid Ultra-Light (Giá thành: Khoảng 350,000 đồng/chai 50ml)
  • Innisfree Aqua UV Protection Cream Water Drop (Giá thành: Khoảng 250,000 đồng/chai 50ml
  • Innisfree Perfect UV Protection Essence Water Base (Giá thành: 250,000 – 312,000 đồng/chai 50ml)
  • Vichy Ideal Soleil Ultra-melting Milk-Gel (Già thành: Khoảng 315,000 đồng/chai 30ml và 680,000 đồng/chai 200ml)
  • Nivea Sun Protect & White Oil Control Serum (Giá thành: Khoảng 98,000 – 100,000 đồng/chai 30ml).

XEM NGAY: Kem chống nắng hóa học là gì? Thích hợp cho làn da nào?

4. Tổng kết

Kem chống nắng là loại mỹ phẩm được sử dụng hằng ngày. Bất kể bạn đã đeo khẩu trang hay mặc váy chống nắng vì tia UV vẫn xuyên qua được các vật dụng che chắn thông thường đó. Do đó việc lựa chọn loại kem chống nắng phù hợp, hiệu quả là vô cùng quan trọng.

Tùy vào từng loại tình trạng da mà bạn có thể lựa chọn kem chống nắng vật lý hay hóa học cho phù hợp. Với những bạn da nhạy cảm, dễ bị kích ứng thì nên dùng kem chống nắng vật lý. Ngoài ra loại kem lành tính này còn dùng được cho da khô và da thường. Nếu bạn có làn da dầu hoặc muốn dùng kem chống nắng làm lớp nền thì có thể lựa chọn kem chống nắng hóa học bạn nhé!

Trả lời

Chat Zalo
Chat Facebook
Gọi 0369.881.820