Mục Lục Nội Dung
- 1. Kem chống nắng hóa học là gì?
- 2. Thành phần của kem chống nắng hóa học
- 2.1. Thành phần chính
- 2.2. Các thành phần khác
- 3. Cơ chế của kem chống nắng hóa học
- 4. Thích hợp cho làn da nào?
- 5. Ưu – nhược điểm của kem chống nắng hóa học
- 5.1. Ưu điểm
- 5.2. Nhược điểm
- 6. Các loại kem chống nắng hóa học tốt nhất
- 7. Lưu ý khi sử dụng kem chống nắng hóa học
Kem chống nắng hóa học là một trong những dạng kem chống nắng phổ biến được nhiều bạn lựa chọn. Bởi có kết cấu mỏng nhẹ và khả nắng chống nắng vượt trội. Ngày nay cũng có nhiều loại kem chống nắng khác nhau, đều được sử dụng với mục đích chống nắng từ những tia cực tím có hại, bảo vệ làn da khỏi lão hóa.
Tuy nhiên, để lựa chọn được loại kem chống nắng phù hợp thì bạn cũng cần tìm hiểu kỹ càng. Vậy Kem chống nắng hóa học là gì? Thích hợp cho làn da nào? Điều đó sẽ được Gatino.vn giải đáp trong bài viết hôm nay nhé!
1. Kem chống nắng hóa học là gì?
kem chống nắng hóa học thường có chữ Sunscreen trên bao bì là loại kem chống nắng hữu cơ. Nó hoạt động như một màng bọc hóa học giúp hấp thụ, thẩm thấu tia UV và chuyển hóa chúng thành bước sóng năng lượng thấp. Cũng như an toàn hơn và không gây tổn hại cho da.
Kem chống nắng hoá học là loại kem chống nắng hữu cơ được điều chế từ những thành phần hóa học. Thay vì phản xạ lại tia UV, ngăn không cho tia UV xuyên qua da như kem chống nắng vật lý. Thì kem chống nắng hữu cơ sẽ hấp thụ và thẩm thấu các tia UV. Từ đó chuyển hóa chúng thành những bước sóng năng lượng thấp, an toàn và không gây ảnh hưởng đến da như các tia hồng ngoại.
Tùy thuộc vào thành phần mà mỗi loại kem chống nắng sẽ ngăn được tia UVA và tia UVB. Việc kết hợp giữa các thành phần với nhau sao cho tạo thành một phức hợp ngăn ngừa tia UV ổn định sẽ quyết định chất lượng của một kem chống nắng hóa học.
Kem chống nắng hóa học thường có kết cấu mỏng, nhẹ, không mùi, tiệp màu da và được đánh giá cao hơn kem chống nắng vật lý về khả năng chống lại tia UV.
Nhìn chung, kem chống nắng hóa học sẽ phù hợp để lựa chọn trong các điều kiện như đi bơi, đi biển. Người chơi thể thao hoặc ra nhiều mồ hôi trong ngày vì những ưu điểm như trên.
XEM THÊM: Kem chống nắng vật lý là gì? Phù hợp với những loại da nào?
2. Thành phần của kem chống nắng hóa học
Kem chống nắng hoá học là loại kem có các thành phần chính là Avobenzone, Oxybenzone, Sulisobenzone, Homosalate, Octisalate, Octinoxate, Octocrylene, … Thường được nhận diện bằng chữ Sunscreen trên bao bì.
Đó đều là những thành phần có thể tan trong dầu, và có tác dụng bảo vệ da bởi tia UVA và UVB bằng phương pháp hấp thụ tia cực tím. Xử lý và sau đó làm phân hủy trước khi chúng ảnh hưởng đến da. Các thành phần kể trên đã được FDA đưa ra chấp thuận sử dụng trong các sản phẩm chống nắng.
2.1. Thành phần chính
- Avobenzone là một hợp chất có khả năng chống nắng phổ rộng. Chúng hấp thụ toàn bộ quang phổ của tia UVA – tia cực tím gây lão hóa rồi chuyển đổi sang bức xạ hồng ngoại ít gây hại. Về bản chất, Avobenzone sẽ mất ổn định khi tiếp xúc với ánh sáng. Để chống lại điều này, avobenzone thường được kết hợp với các thành phần khác. Chẳng hạn như mexoryl. Bản thân avobenzone sẽ mất đi 50 đến 90% khả năng lọc của nó trong vòng một giờ tiếp xúc với ánh sáng. Đây là lý do vì sao dùng kem chống nắng hóa học bạn cần thường xuyên thoa lại kem chống nắng.
- Oxybenzone hay còn được gọi là Benzophenone-3. Nó có khả năng bảo vệ da khỏi tia UVB và một số tia UVA. Cụ thể là tia UVA ngắn. Kem chống nắng có chứa oxybenzone có tác dụng chống nắng và ngăn ngừa bỏng tốt. Tuy nhiên, nếu da bạn là loại da nhạy cảm thì nên thận trọng với sản phẩm này bởi vì có thể gây ra kích ứng da.
XEM THÊM: Tìm hiểu về các thành phần có trong kem chống nắng và cách chọn kem chống nắng sao cho đúng
2.2. Các thành phần khác
- Octinoxate là một chất hấp thụ tia UVB phổ biến và mạnh, có nghĩa là nó có hiệu quả trong việc ngăn ngừa tác hại của ánh nắng mặt trời. Khi octinoxate kết hợp với avobenzone, chúng có thể cung cấp khả năng bảo vệ phổ rộng tuyệt vời chống lại bỏng và lão hóa.
- Mexoryl SX là một bộ lọc tia cực tím được sử dụng trong kem chống nắng và kem dưỡng da trên toàn cầu. Nó có khả năng ngăn chặn tia UVA1, là tia sóng dài thúc đẩy quá trình lão hóa da. Đây là một chất hấp thụ tia UV hiệu quả và lý tưởng để ngăn ngừa tác hại của ánh nắng mặt trời. Khi kết hợp với avobenzone thì khả năng bảo vệ khỏi tia UVA của cả hai thành phần là nâng cao tính hiệu quả và ổn định.
- Tinosorb S và M là một trong những thành phần kem chống nắng phổ biến ở châu Âu. Tinosorb S có thể bảo vệ làn da khỏi tia UVA và UVB. Kem chống nắng chứa Tinosorb giúp sản phẩm không gây màng trắng trên da. Đồng thời giúp sản phẩm bền vững và giảm bớt đi nỗi lo phải bôi kem lại liên tục. *** Một số sản phẩm chống nắng chứa Tinosorb sẽ được nhà sản xuất ghi rõ trên bao bì. Hoặc nếu không, bạn có thể tìm đọc bảng thành phần đi kèm với sản phẩm các chất được liệt kê dưới tên khoa học Bis-ethylhexyloxyphenol methoxyphenyl triazine cho Tinosorb S và Methylene bis-benzotriazolyl tetramethylbutylphenol cho Tinosorb M.
3. Cơ chế của kem chống nắng hóa học
Kem chống nắng hữu cơ hoạt động như một màng lọc hóa học, bảo vệ da khỏi tia UV bằng cách hấp thụ, thẩm thấu và chuyển hoá tia UV thành ánh sáng hoặc nhiệt có bước sóng vô hại với làn da.
Các thành phần hóa học trong kem sẽ kết hợp với nhau tạo thành một phức hợp ngăn được cả tia UVA và UVB.
Kem chống nắng hữu cơ đảm bảo an toàn cho da bởi:
- Broad spectrum: Quang phổ rộng giúp bảo vệ làn da trước cả UVA và UVB.
- Non Comedogenic: Không gây dị ứng (không làm tắc nghẽn lỗ chân lông.
- Không dầu.
- Không chứa paraben.
- SPF ít nhất 30 trở lên.
XEM NGAY: So sánh kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học
4. Thích hợp cho làn da nào?
Các loại kem chống nắng hóa học có đa dạng mẫu mã và nhiều loại chỉ số SPF khác nhau. Ngoài ra còn có cả loại kem có khả năng chống thấm nước, phù hợp với những nhu cầu khác nhau của khách hàng.
Các loại kem chống nắng hóa học thường phù hợp với làn da mụn hoặc da dầu. Kết cấu mỏng nhẹ khiến kem dễ tiệp màu da và cũng có thể dùng kem chống nắng hóa học thay thế lớp kem lót.
Bạn có thể tham khảo: Hướng dẫn chọn kem chống nắng dành cho nam, nữ da dầu tốt nhất.
5. Ưu – nhược điểm của kem chống nắng hóa học
5.1. Ưu điểm
- Kem chống nắng hữu cơ có kết cấu mỏng, nhẹ, ít nhờn rít, tiệp màu da do vậy sẽ dễ thoa đều trên da và không làm da có bệt trắng, thuận tiện cho việc sử dụng hàng ngày.
- Lượng kem phải sử dụng ít hơn so với kem chống nắng vật lý
- Kem chống nắng hữu cơ dễ tiệp màu da và cũng có thể sử dụng để thay để kem lót trang điểm.
- Kem chống nắng hữu cơ có nhiều loại với các chỉ số SPF khác nhau, phù hợp với nhu cầu đa dạng của người dùng
- Công thức dễ bổ sung thêm các thành phần điều trị như peptide và enzyme và các thành phần dưỡng da khác
5.2. Nhược điểm
- Các thành phần hóa học có thể gây kích ứng da, nối mụn, đặc biệt các bạn có làn da nhạy cảm. Độ SPF càng cao càng dễ gây kích ứng.
- Kém bền vững, do đó sau 2 tiếng phải bôi lại.
- Có thể gây khó chịu cho mắt, gây cay mắt nếu dính vào mắt
- Có thể gây ra sự gia tăng các đốm màu có sẵn và làm đổi màu da, khiến da sẫm màu do nhiệt độ da ở bên trong cao hơn (Sunscreen hoạt động bằng cách thay đổi tia UV thành nhiệt, sau đó giải phóng nhiệt từ da).
6. Các loại kem chống nắng hóa học tốt nhất
- Sunplay Skin Aqua Silky White Gel (Giá tham khảo: 136,000 đồng/chai 70g)
- Biore UV Aqua Rich Watery Gel (Giá thành: Khoảng 225,000 – 230,000 đồng/chai 50g)
- Biore UV Perfect Spray (Giá thành: Khoảng 131,000 – 175,000 đồng/chai 75ml)
- Biore UV Aqua Rich BB Essence (Giá thành: Khoảng 240,000 – 280,000 đồng/chai 50ml)
- Anessa Perfect UV Spray Sunscreen (Giá thành: Khoảng 309,000 – 435,000 đồng/chai 60g)
- La Roche-Posay Anthelios XL Fluid Ultra-Light (Giá thành: Khoảng 350,000 đồng/chai 50ml)
- Innisfree Aqua UV Protection Cream Water Drop (Giá thành: Khoảng 250,000 đồng/chai 50ml
- Innisfree Perfect UV Protection Essence Water Base (Giá thành: 250,000 – 312,000 đồng/chai 50ml)
- Vichy Ideal Soleil Ultra-melting Milk-Gel (Già thành: Khoảng 315,000 đồng/chai 30ml và 680,000 đồng/chai 200ml)
- Nivea Sun Protect & White Oil Control Serum (Giá thành: Khoảng 98,000 – 100,000 đồng/chai 30ml).
7. Lưu ý khi sử dụng kem chống nắng hóa học
- Lựa chọn loại kem chống nắng có chỉ số chống nắng phù hợp với điều kiện môi trường
- Kem chống nắng là bước cuối trong quy trình skincare, sau lớp dưỡng ẩm và trước lớp trang điểm. Sau khi thoa xong lớp dưỡng ẩm, nên đợi khoảng 10-15 phút rồi mới thoa lớp kem chống nắng
- Dùng kem chống nắng mỗi ngày, kể cả khi làm việc trong văn phòng, ở nhà, khi trời râm mát, trời mưa vì tia UV vẫn có thể chiếu xuyên qua mây, cửa kính, vải màn, quần áo.
- Thoa kem chống nắng ở cả vùng cổ, gáy vì vùng này da mỏng, rất dễ bị tổn thương dưới tác động của tia UV, lão hóa nhanh.
- Tránh dây kem vào vùng mắt.
- Không nên dùng kem chống nắng toàn thân cho mặt vì rất dễ gây kích ứng, dị ứng và cảm giác bết rít, nổi mụn.
Nhìn chung, kem chống nắng hóa học khá tốt. Phù hợp để làm kem lót trang điểm hoặc chống nắng khi đi bơi ngoài trời. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng loại kem chống nắng này ở vùng da quanh mắt. Hoặc không nên dùng nếu bạn có làn da nhạy cảm hoặc đang bị mụn.